Trang chủ Tin tức Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện – 3 kiểu đấu nối bạn cần nắm

Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện – 3 kiểu đấu nối bạn cần nắm

Spread the love

Tủ ATS là một phần lắp đặt cần thiết cho máy phát điện, giúp duy trì nguồn điện ổ định. Vậy lắp đặt tủ ATS được thực hiện như thế nào? Sau đây sẽ là 3 dạng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện chính được sử dụng khi lắp đặt. Hãy cùng máy phát điện Đà Nẵng nghiên cứu các sơ đồ này nhé.

1. Khái niệm về tủ điện ATS

Tủ điện ATS (Automactic Transfer Switch) dùng để chuyển tải nguồn điện tự động từ nguồn điện lưới sang nguồn dự phòng. Các đơn vị sử dụng máy phát điện đều được lắp đặt tủ điện này, bằng việc sử dụng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện. Mục đích để đảm bảo nguồn điện được sử dụng liên tục.

sơ đồ đấu nối ats với máy phát điện

2. Cấu tạo của tủ điện ATS

Cấu tạo của tủ điện ATS này gồm:

  • Vỏ tủ điện: Nguyên liệu là thép mạ kẽm, ở ngoài có lớp sơn tĩnh điện.
  • Bộ điều khiển: Điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
  • Hệ thanh cái đồng phân phối điện: Chức năng sẽ được tính toán tùy theo dòng điện định mức của hệ thống.
  • Nút ấn, mà hình LCD, đèn chỉ thị: Tất cả các bộ phận này giúp vận hành linh hoạt các chế độ hoạt động.

Hơn nữa, tủ ATS còn được tích hợp chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Cấu tạo tủ ATS

>>> Tham khảo thêm: CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY PHÁT ĐIỆN TẠI NHÀ DÀNH CHO BẠN

3. Nguyên lý hoạt động tủ điện ATS

Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện sẽ dựa vào nguyên lý của ATS. Bao gồm hệ thống chuyển đồi nguồn điện và máy phát điện công nghiệp. Sẵn sàng tự động chuyển mạch, cung cấp điện cho phụ tải từ máy nổ.

Khi điện lưới trở lại, ATS kết nối phụ tải với nguồn điện chính. Và ngắt máy phát điện dự phòng. Với tủ điện ATS cao cấp còn có chức năng đồng bộ kết hợp với nhiều máy nổ cùng một lúc. Giúp nguồn điện không bị gián đoạn.

nguyên lý hoạt động của tủ ATS

>>> Tìm hiểu thêm: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Phát Điện? Tiêu Chí Lựa Chọn Chính Xác

4. 3 kiểu sơ đồ đấu nối ATS với máy phát điện 

Về nguyên lý hoạt động, nếu tủ điện ATS nối với máy phát điện có bảng điều khiển là bộ điện tử. Sẽ có 3 kiểu sơ đồ đấu ATS với máy phát điện như sau:

  • Kiểu 1: Kết nối tín hiệu điều khiển ATS với máy phát điện bằng cổng điều khiển bên ngoài.
  • Kiểu 2: Kết nối ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại.
  • Kiểu 3: Nối trực tiếp điện lưới với các bảng điều khiển của máy.

sơ đồ đấu nối ats với máy phát điện

>>> Đọc thêm: TIÊU CHUẨN LẮP ĐẶT MÁY PHÁT ĐIỆN BẠN CẦN BIẾT

5. Hướng dẫn cách đấu bằng sơ đồ đấu tủ ATS với máy phát điện

  • Kiểu 1: Kết nối tín hiệu điều khiển từ tủ ATS với máy phát điện thông qua cổng điều khiển từ bên ngoài. Hầu hết các bảng điều khiển đều có các tính năng này. Nếu sử dụng chức năng điều khiển từ xa của máy phát điện, sẽ cần thiết lập lại loại kết nối này.
  • Kiểu 2: Kết nối tủ ATS với máy nổ thông qua cổng giao tiếp hiện đại. Khi sử dụng kiểu này, cần có kiến ​​thức về lập trình và chỉ cần kết nối hệ thống với mạng điều khiển nội bộ. Hiện tại, hiếm công ty nào sử dụng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện theo kiểu này
  • Kểu 3: Kết nối nguồn điện lưới trực tiếp với bảng điều khiển của máy phát. Chỉ hỗ trợ khi bảng điều khiển máy hỗ trợ chức năng điều khiển ATS. Đồng thời, áp dụng theo kiểu này sẽ không cần bộ lập trình.

6. Lưu ý dành cho bạn khi nối tủ ATS

Theo sơ đồ đấu nối, cần chú ý đến phần tử bảo vệ đầu máy. Một số nhà sản xuất có tích hợp bộ ngắt mạch khối (MCCB) để bảo vệ máy phát điện.

Ngoài ra, cần chú ý đến việc bảo vệ ngắn mạch cho máy phát. Nếu bạn không chú ý đến vấn đề này, có thể dễ gây cháy đầu máy phát điện.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau 3 kiểu sơ đồ đấu ATS với máy phát điện với nhiều thông tin chi tiết cụ thể. Hy vọng, qua bài này sẽ giúp bạn có cách đấu nối phù hợp dành cho thiết bị của mình.

>> Đọc thêm bài viết:

Bài viết liên quan